Khi bạn đã thành lập ra một công ty, cũng giống như những công ty khác. Bạn phải làm vừa lòng khách hàng của mình, để giữ mối quan hệ. Và để họ sẽ trở lại giao dịch lần 2 lần n với mình, thì bạn có một việc phải luôn thực hiện đó là : làm hài lòng khách hàng là sự ưu tiên nhất.
Một món quà tặng cao cấp của bạn đến với khách hàng. Để khách hàng cảm nhận được họ là người quan trọng, và bạn muốn làm ăn lâu dài với bạn. Dưới đây là 7 lợi ích của việc doanh nghiệp tặng quà khách hàng:
> Xem thêm:
65 món quà tặng bạn gái độc đáo phù hợp với nhiều dịp
85 món quà tặng bạn trai thay lời yêu thương
1.Giúp khách hàng nhớ đến doanh nghiệp của bạn:
+ Đối xử tốt với nhân viên của bạn:
Khi khách hàng lần đầu tiên đến mua hàng, nếu bạn là chủ doanh nghiệp. Thì lúc nào cũng phải tỏ ra thân thiện. Không được trọng giàu khinh nghèo, luôn ôn hòa mọi tầng lớp. Khi có được một người chủ, người sếp thân thiện, biết kính trên nhường dưới. Thì tự khắc nhân viên của bạn sẽ làm việc nhiệt tình, sẽ làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Như vậy cho dù khách hàng có tới lần đầu đi nữa cũng sẽ ấn tượng và nhớ tới công ty của bạn.
+Tạo một trang web thân thiện với người dùng:
Tạo ra những công cụ tự trợ giúp, là cách hữu dụng và tiện ích cho những khách hàng tiềm năng. Đem đến cho họ khả năng truy cập nhanh chóng và dễ dàng để tìm ra thông tin mà họ cần. Ngoài ra, hãy chắc chắn bạn để lại một email liên lạc và số điện thoại trong trường hợp họ có muốn đặt câu hỏi cho bạn.
+Đáp ứng nhu cầu của khách hàng:
Để biết được nhu cầu của khách hàng, việc trước tiên là hỏi họ. Để biết được họ muốn gì? cần gì? Đôi khi họ muốn mua món hàng tại công ty bạn. Nhưng ngại vì giá hơi cao so với túi tiền của họ, hoặc họ nghĩ chỉ là khách mới mua hàng nên sẽ không được ưu đãi…
Vì thế, để tạo thiện cảm và làm ăn với khách hàng. Bạn cần xin thông tin của khách hàng, tạo ra ưu đãi cho khách mới, có khuyến mãi cho khách quen và tri ân khách VIP. Giúp họ hoàn thành thắc mắc khi mua hàng, hãy khuyến mãi dù ít hay nhiều. Vì khi đã thành lập công ty, doanh nghiệp làm vui lòng khách đến .Vừa lòng khách đi, là câu châm ngôn của giới làm ăn mà ai cũng đã biết.
2.Tạo riêng một nhóm khách hàng trung thành:
Khi bạn có một khách hàng trung thành, sẽ không là vấn đề quan trọng. Nếu bạn nâng giá thành của sản phẩm. Hoặc cắt giảm một số ưu đãi đi kèm sản phẩm, khách hàng vẫn sẽ ở lại với bạn. Điều đó có nghĩa là họ sẽ không đi tìm những nhà cung cấp mới, hay họ cũng sẽ không quan tâm. Nếu được tiếp cận bởi đối thủ cạnh tranh của bạn. Khách hàng sẵn sàng hợp tác cùng với doanh nghiệp của bạn, để phát triển những thành tựu đạt được trong quá khứ. Hay khắc phục để vượt qua những khó khăn trong thời điểm hiện tại.
Vì vậy, có những khách hàng như vây. Bạn hãy quý trọng họ bằng cách tạo một nhóm riêng, ưu đãi họ nếu họ cần (ở một thờ điểm nhất định nào đó). Để họ cảm thấy được tôn trọng, họ vui vẻ, hạnh phúc. Cho dù có như thế nào đi nữa, thì họ vẫn sẽ chọn công ty, doanh nghiệp của bạn.
3.Phát triển thương hiệu của doanh nghiệp:
Cần xác định được thương hiệu, bạn cần phải hiểu rõ doanh nghiệp của mình đang sở hữu những gì. Khi xác định được thương hiệu rồi, bạn sẽ biết cần phải đối xử với khách hàng như thế nào, và đâu là điều quan trọng với doanh nghiệp của bạn.
Sau khi xác định thương hiệu thì hãy đồng nhất. Học hỏi từ các thương hiệu lớn, chứ không phải là bắt chước họ trong cách xây dựng thương hiệu. Hợp tác làm ăn để cùng nhau phát triển, xây dựng thương hiệu để làm sao để khách hàng càng hiểu rõ về doanh nghiệp thì càng tốt.
4.Thu hút khách hàng tiềm năng mới:
Cần khuyến khích khách hàng cũ giới thiệu về cửa hàng, hàng hóa và dịch vụ của bạn đến với người thân, bạn bè của họ. Và sẽ giúp họ có được ưu đãi gì đó khi giúp doanh nghiệp, công ty bạn có thêm khách hàng mới. Hoặc sử dụng mạng xã hội, maketing , hoặc thu hút khách hàng đi ngang qua bằng những quảng cáo thực tế, để chiếm được sự chú ý của họ. Thường xuyên liên lạc với khách hàng thân thiết để giữ mối quan hệ.
5.Tăng doanh số:
1.1 Đặt câu hỏi và lắng nghe
Đây là một kỹ năng hết sức quan trọng của người bán hàng. Trước khi muốn tìm cách tăng doanh số bán hàng, đầu tiên người bán hàng cần có được thông tin từ các khách hàng tiềm năng, từ đó tìm ra những giá trị từ sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp cho họ. Khi khách hàng không tự chia sẻ, thì cách đặt câu hỏi một cách gợi mở sẽ là chìa khóa giúp bạn dẫn dắt câu chuyện giữa bạn và các khách hàng.
1.2 Cho khách hàng thấy được sản phẩm của công ty bạn khác như thế nào
Thời buổi cạnh tranh khốc liệt trong giới kinh doanh hiện nay, khi khách hàng muốn tìm sản phẩm họ muốn. Là có thể lên mạng seach bất cứ trang web bán hàng nào cũng có. Hàng nghìn sản phẩm, trong đó có cả công ty bạn lẫn đối thủ cạnh tranh. Cho nên bạn phải thật cố gắng, tìm những giải pháp khác biệt cho khách hàng thấy được, sản phẩm của công ty bạn khác công ty khác ra sao.
Hình ảnh sản phẩm bạn tạo ra phải thật độc đáo, khác biệt, thu hút người xem. Thì mới có khả năng có nhiều khách hàng tìm đến.
1.3 Khắc phục phản đối trong bán hàng
Trong kinh doanh nếu như khách hàng bảo là:’’ sản phẩm này giá đắt quá’’ Thì đó là cơ hội cho bạn trò chuyện với khách hàng. Vì họ quan tâm đến sản phẩm bên bạn, nhưng giá hơi cao khiến họ phân vân. Vì thế bạn nên ra chính sách là sẽ giảm bao nhiêu % đó, để lấy được sự an tâm của khách hàng, sẽ có lần giảm giá tiếp theo. Nếu khách hàng mua 2 sẽ được giảm bao nhiêu %, chẳng hạn… Bạn giải thích rõ ràng điều gì làm cho sản phẩm doanh nghiệp bạn, tốt hơn đối thủ cạnh tranh của bạn. Giá trị mà sản phẩm của bạn sẽ mang lại cho họ, nhiều hơn là việc chỉ so sánh giá cả.
1.4 Gia tăng mối quan hệ bán hàng
Khách hàng của bạn là một cá nhân, hay một doanh nghiệp. Bạn đang bán online hay bạn có công ty riêng. Thì cho dù bạn buôn bán hình thức nào đi nữa, thì giữ mối quan hệ với khách hàng là điều cũng rất quan trọng. Vì một phần là đỡ tốn chi phí hơn rất nhiều, so với phải tìm kiếm khách hàng mới. Để gia tăng mối quan hệ bán hàng, thì công ty của bạn cần trực tiếp nói chuyện, gửi tin nhắn qua mail, zalo, messege, họp hội thảo, giảm giá… Để khách hàng tham gia và tạo cơ hội cho công ty bạn phát triển.
6.Giảm chi phí quảng bá
. Tiết kiệm chi phí mực in
. Sử dụng các định dạng và phần mềm miễn phí
. Tái đàm phán các dịch vụ đính kèm của bạn
. Sử dụng các ứng dụng kết nối
. Có một gian hàng thanh lý của công ty
. Tạo dựng mức điểm tín dụng của doanh nghiệp
. Đừng trả tiền đúng thời hạn, hãy trả sớm
. Tận dụng mức lãi suất tốt hơn
. Tách bạch các khoản chi phí cá nhân và doanh nghiệp.
7.Thể hiện sự lớn mạnh của công ty
Công ty bạn đang có điểm mạnh về phần nào, hay yếu điểm về phần nào. Không phải thấy cái ưu điểm mà bỏ qua khuyết điểm, đó là lổ thủng lớn cần phải khắc phục toàn diện, thì công ty, doanh nghiệp mới không bị bất cứ điều gì ăn mòn được.
Để khắc phục nhược điểm của công ty, cũng là thể hiện sự lớn mạnh. Công ty bạn đã có thương hiệu, nhiều doanh nghiệp biết đến, nên đó là thế mạnh của công ty. Vì sản phẩm chất lượng và làm ăn uy tín. Nên các nhà doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân tự tìm đến. Vì thế cần phải đưa ra giải pháp tối ưu, vì khách hàng ai cũng muốn được ưu tiên, giảm giá, thẻ VIP…
Để làm hài lòng khách hàng, doanh nghiệp, công ty bạn lúc nào cũng có chế độ ưu đãi. Tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng , đó là phần về phát huy điểm mạnh về chăm sóc khách hàng.
Công ty bạn có thể khảo sát thực tế, hoặc tư vấn khách hàng đã sử dụng sản phẩm bên mình. Xem họ nhận xét ra sao… Nếu họ hài lòng về mặt nào, thì công ty cần phát huy tối đa mặt đó. Để đẩy sản phẩm và danh tiếng công ty đi xa hơn…
Bài viết liên quan :